SINH LÝ [Tài liệu Dược Khoa UPHCM]

Link tải full tài liệu: https://drive.google.com/drive/folders/1yt5YL6WR2UY956ZPZM9xyo8QSgoSITj5?usp=sharing

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN SINH LÝ - ĐY Y DƯỢC TP.HCM

- Tổng hợp đề thi Sinh Lý các năm (quan trọng)
- Đề 2017
- Đề năm 2016 - có đáp án
- Đề Dược CQ 2016
- Dược LT 2016 - Luyện mắt
- Đề Dược CQ 2015 - có đáp án tham khảo
- Đề tham khảo 001, 002, 003




Góc chia sẻ: học kỳ này thì có môn này với môn Thực Vật Dược 2 là rất khó khăn, các bạn đọc sách nhiều, nghe bài giảng nhiều và nhất định phải giải ít nhất 5 đề gần đây. Nói cho các bạn chuẩn bị tâm lý trước, môn này cho rớt không thương tiếc. Mặc dù tiếng là trường Y không ở ác, nhưng thực tế mấy năm gần đây, môn Y cũng như môn Dược  đều rất căng thẳng. Các định kiến ngày xưa có lẽ là nên bỏ đi
Học nghiêm túc, phương pháp học nhanh hiểu, nhanh nhớ có lẽ là yếu tố quyết định. Tất nhiên sẽ có khoảng 40% câu hỏi tương tự cách hỏi, và có một cơ số câu nho nhỏ trong đó hỏi lại y chang. Chắc là nhà trường cho mình ít điểm làm vốn, còn lại là tự học và tự bơi nhé.
Nhớ là đề 100 câu, 5 đáp án, làm trong 50 phút (dù sao cũng dễ thở vì không có đúng sai, điền khuyết, trả lời câu hỏi ngắn) các bạn nhớ phân bố thời gian làm bài cho tốt.
Chúc các bạn thi tốt.

THỰC TẬP SINH LÝ

Thi theo hình thức chạy bàn, chúng ta xem như mỗi bàn là một trạm. Hệ sẽ có các trạm như sau:
(1) Trạm huyết đồ - nhóm máu: ở trạm này sinh viên nhận được 2 câu hỏi. Câu hỏi về nhóm máu, sinh viên phải trả lời được, nhóm máu gì? Rh gì?. Câu hỏi về công thức máu, sinh viên cần trả đọc được bảng công thức máu đề xác định được: Số lượng hồng cầu bình thường, Hồng cầu đẳng sắc, Hồng cầu đẳng bào, Kích thước hồng cầu đều hay không?, Tổng số lượng bạch cầu bình thường, Bạch cầu Neutrophil tăng hay giảm, Số lượng tiểu cầu tăng hay giảm, Thể tích tiểu cầu bình thường không? - Lưu ý đề thi có thể đảo lộn các chỉ số trong bảng công thức máu
(2) Trạm hô hấp ký: Sinh viên cần xác định được tên giản đồ, giản đồ có đạt chuẩn hay không? tại sao? Biết được ý nghĩa các trị số trong bảng kết quả. Khi đọc kết quả thì cần xác định được: bệnh nhân có giãn phế quản không? Bệnh nhân bị hội chứng tắc nghẽn không? hạn chế không?... - Lưu ý cẩn thận đọc kỹ để đề xác định đề hỏi trước khi uống thuốc dãn phế quản hay sau khi uống
(3) Trạm điện tâm đồ: Xác định lớn nhĩ, lớn thất, phì đại nhĩ, phì đại thất. Nhớ số đo góc của các chuyển đạo, nhớ các sóng đặc trưng của mỗi chuyển đạo sóng trước ngực. - Lưu ý D1, D2, D3 không xếp theo đúng thứ tự. Có thể xếp kiểu D2 tới D3 rồi cuối cùng là khuếch đại vân đạo D2.
(4) Trạm đường huyết: nhớ được trị số đường huyết lúc đói, lúc no. Nhớ cách chuyển đổi đơn vị từ mmol/l -> mg/dL. Nhớ các trị số đường huyết tinh mạch, mao mạch.... Nhớ các tiêu chuẩn đái tháo đường theo ADA 2015. Hiểu được chỉ số HbA1c.
(5) Trạm huyết áp lưu ý xác định huyết áp tâm trương, tâm thu, khoảng cách giữa lần đo thứ nhất và thứ hai có tin cậy không (<5 mmHg), nếu không thì phải đo lần thứ ba rồi cộng trung bình.
Tất cả nội dung đều có trong sách thực tập, các bạn tự tổng hợp nhé. Học không cần sâu lắm, với Dược mình thì cứ tham khảo 3 đề dưới đây, đề thi sẽ ra tương tự như vậy. Nhưng cảm giác bên Y rất thích hỏi kiểu lộn tùng phèo cho sinh viên rớt chơi.
À tùy trạm, mỗi trạm có 2 câu, giữa ca có đổi đề, nói chung là môn này học nghiêm túc để đậu lần 1.
Ngoài ra mình còn tài liệu sát với đề thi, bạn tải tại đây.
Đây là tổng hợp 3 để và đáp án cho các bạn nghiên cứu nhé. tải tại đây.
- Slide bài giảng (Sinh viện YDS thì mail cho mình nha)
- Đề TT Sinh Lý - Trạm đường huyết tham khảo 001 (bản đẹp).
- Chẩn đoán đái tháo đường