Vaccine thế hệ mới.

BẢNG THUYẾT MINH VẮC XIN THẾ HỆ MỚI
Nhóm:
Phạm Phước Sang
Lê Văn Trung
Trần Thanh Trường

Slide 1: Tiên đề
Slide 2:
- Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.
- Vắc-xin là những chế phẩm được làm từ chính vi sinh vật (hoặc từ một phần cấu trúc) đã bị chết hoặc đã bị làm yếu đi. Vì vậy vắc-xin không có khả năng gây bệnh cho cơ thể.
Cơ chế hoạt động của vắc xin
Hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn
Slide 3:
- Bác sĩ từ nông thôn Gloucestershire
- được công nhận là người đầu tiên dùng vắc-xin để ngừa bệnh cho con người ngay từ khi người ta còn chưa biết bản chất của các tác nhân gây bệnh (năm 1796). Và sau đó Louis Pasteur với các công trình nghiên cứu về vi sinh học và miễn dịch học đã mở đường cho những kiến thức hiện đại về vắc-xin.
Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, vua Mithridate VI mỗi ngày đều uống một lượng nhỏ độc chất cho cơ thể quen dần nhằm đương đầu với nguy cơ bị ám sát. Chuyện kể rằng cách này đã tỏ ra hiệu quả vì về sau, khi Mithridate thất trận và tự sát, liều thuốc độc ông ta uống vào chẳng có tác dụng gì.
Ở Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ 10, các thầy lang Đạo giáo đã bí mật dùng một kỹ thuật phòng bệnh đậu mùa. Đậu mùa là chứng bệnh hiểm nghèo, nếu không giết chết bệnh nhân thì nó cũng để lại những vết sẹo rỗ trên mặt. Các thầy lang đã lấy vẩy sẹo của người bị bệnh(chứa mầm bệnh), cho vào một chiếc hộp kín rồi giữ ở nhiệt độ nhất định trong một thời gian để giảm độc tính, sau đó nghiền nhỏ thổi vào mũi của người khỏe chưa từng mắc bệnh đậu mùa để ngừa bệnh.
Một phương pháp tương tự cũng được dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ 18.
Slide 4:
Sau thí nghiệm thành công của Jenner, phương pháp chủng đậu được triển khai rộng rãi. Tính đến năm 1801, ở Anh đã có trên 100.000 người được chủng. Trong ảnh: áp phích thông báo ghi tên chủng ngừa.
Những câu truyện cổ trên có thể được xem là những liều vắc-xin đầu tiên, nhưng chúng chưa hẳn là khái niệm về vắc-xin chúng ta biết ngày nay. Vắc-xin đầu tiên gắn với tên tuổi của Edward Jenner, một bác sĩ người Anh. Năm 1796, châu Âu đang xảy ra dịch đậu mùa, Jenner đã thực hiện thành công thử nghiệm vắc-xin ngừa căn bệnh này. Kinh nghiệm dân gian cho thấy những nông dân vắt sữa bò có thể bị lây bệnh đậu bò, nhưng sau khi khỏi bệnh, họ trở nên miễn nhiễm đối với bệnh đậu mùa. Dựa vào đó, Jenner chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô bệnh nhân Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa cho Phipps, nhưng Phipps không hề mắc căn bệnh này. Cách làm của Jenner xét theo các tiêu chuẩn y đức ngày nay là hoàn toàn sai trái, nhưng rõ ràng đó là một hành động có tính khai phá: Đứa trẻ được chủng ngừa đã đề kháng được bệnh.
Vào thời của Jenner, các virus vẫn chưa được khám phá, còn vi khuẩn tuy đã được tìm ra nhưng vai trò gây bệnh của chúng chưa được biết. Thời điểm 1798, khi Jenner công bố kết quả thí nghiệm của mình, người ta chỉ hình dung là có các "mầm bệnh" gây nên sự truyền nhiễm.
Slide 5: Lịch sử phát triển vac xin
Slide 6:
Hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn (bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh thức các tế bào lympho nhớ). Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
Slide 7:
Kích thước một phân tử đơn vị epitop có thể nhỏ chỉ bao gồm một vài phân tử đường hoặc như hapten chúng nằm sâu trong hốc của các vị trí kết hợp kháng nguyên.
Slide 8:
Một kháng nguyên có thể có một hoặc nhiều epitop do có nhiều epitop nên kháng nguyên có thể gây phản ứng chéo giữa các kháng nguyên có cùng 1 epitop hay 1 epitop cũng có thể có 2 kháng thể phẩn ứng đặc hiệu.
Thường thì phân tử kháng nguyên càng lớn thì thường càng có nhiều epitop
Đa số các epitope có thể coi là các bề mặt ba chiều có thể khớp với các bề mặt kháng nguyên.
Slide 9:
Một số vắc-xin rất có hiệu quả, không kể vắc-xin đậu mùa nổi tiếng, ví dụ vắc-xin ngừa bệnh uốn ván, sởi v.v. Một số vắc-xin khác có hiệu quả vừa phải (hiệu quả của BCG chỉ vào khoảng 50%). Ngược lại, có những bệnh đến đầu thế kỷ 21 vẫn chưa có vắc-xin thích hợp (AIDS, sốt rét v.v.). Do vậy, vắc-xin chưa phải là vũ khí vạn năng để đối phó với bệnh tật.
Slide 10
- Vec-tơ virus được sản xuất trong tế bào động vật
- Các hạt giống như virut được sản xuất trong men hoặc các tế bào côn trùng
- Kết hợp polysaccharide với các protein vận chuyển
- Plasmid DNA tạo ra ở E coli
- Vắc xin ung thư điều trị được tạo ra bởi sự hoạt hóa in vitro của bạch cầu bệnh nhân.
Slide 11:
Các dòng tế bào liên tục bắt nguồn từ các tế bào lưỡng bội đã trải qua sự chuyển đổi nhiễm sắc thể để cho phép chúng phân chia vô thời hạn. Những loại có thể được sử dụng để sản xuất vắc-xin virus được chia thành hai loại.
Đầu tiên là các dòng tế bào thông thường như các tế bào Vero có nguồn gốc từ thận khỉ châu Phi, các tế bào MDCK, hoặc các tế bào PBS-1,
Slide 12:
Loại thứ hai là các dòng tế bào của con người như PER.C61 (Johnson & Johnson, Leiden, Hà Lan), AGE1.CR1 (ProBiogen, Berlin, Đức) và EB141 (Vivalis, Nantes, Pháp) thường được nuôi cấy trong môi trường huyền phù không có huyết thanh (Genzel và Reichl, 2009).
Slide 13:
Dòng tế bào Vero là dòng tế bào động vật có vú đầu tiên được tạo thành từ khỉ xanh châu Phi vào năm 1962 và hiện đang được chấp nhận rộng rãi nhất đã được sử dụng cho gần 30 năm. Là tế bào chủ cho virus phát triển, trong sx vaccine ta sẽ nuôi tb Vero cho phát triển đúng tiêu chuẩn, ta sẽ đổ mt ra, tiêm virus vào cho chúng sinh trưởng và phát triển trong đó, sau đó cho formalin để làm chết virus, sau đó lấy xác làm vaccine. Đây chỉ là sơ bộ quá trình.
Một số vắc-xin mới được sản xuất trong tế bào Vero đã được cấp phép bao gồm cả vaccin đậu mùa ACAM2000(Sanofi Pasteur, Lyon, Pháp) và vắc xin rotavirus trẻ em Rotateq (GSK, Brentford, Middlesex, Anh) trong đó có vắc-xin phòng bệnh virus suy yếu. Cũng được sản xuất từ các tế bào Vero là vắc xin chống cúm H5N1 Preflucel (Baxter, Deerfield, IL) và vắc xin ngừa viêm não nhật bản Ixiaro (Intercell, Vienna, Áo), đều được sản xuất từ virut bất hoạt.
Slide 14:
Các vectơ virus cho phép biểu hiện đồng thời nhiều yếu tố kháng nguyên, đồng thời tránh được các nguy cơ về an toàn liên quan đến việc sử dụng virut gây bệnh khỏe mạnh.
- Các vectơ virus DNA đã được sử dụng trong các hệ thống phân phối kháng nguyên bao gồm poxviruses (virus phát ban), herpesvirus.
- Các vector virus RNA, như retrovirus và flavivirus
Slide 15:
Vectơ Adenovirus là vector phổ biến nhất được sử dụng cho vắc-xin để thể hiện các kháng nguyên ngoại lai. vì chúng có hiệu quả trong việc cung cấp DNA tới các tế bào đích, có dung lượng lớn để kết hợp biểu hiện cDNA và có tiềm năng phát triển ung thư thấp vì chúng không chèn gen của chúng vào DNA chủ (Subramanian và cộng sự, 2007)
Adenovirus đã được sản xuất trong các dòng tế bào PER.C61, HEK293 và A549, Các tế bào PER.C61 có thể được nuôi cấy phù hợp hoặc trong môi trường huyền phù, chúng có các mô hình tăng trưởng tương tự trong các bioreactor
Có thể dùng để nuôi cấy huyền phù tế bào( tế bào trong lên men nổi hay lên men chìm) để thu sinh khối.
Adenovirus sau này có các mô hình tăng trưởng tương tự trong các bioreactor lớn cho các tế bào trứng chuột Hamster Trung Quốc (CHO) với sự phức tạp thêm của một giai đoạn nhiễm trùng trong giai đoạn tăng trưởng theo cấp số nhân. Thách thức của việc phát triển một loại virus được thiết kế sao chép không đủ năng lực đã được giải quyết bằng cách sử dụng một phương pháp chuyển hóa cơ chế liên quan đến việc xóa bỏ khu vực E1 yêu cầu khỏi virus và sau đó chèn vào dòng tế bào vật chủ (Maranga và cộng sự, 2005. Singh và Kostarelos , 2009). Kết quả là adenovirus tái tổ hợp sao chép tốt trong tế bào vật chủ cụ thể, nhưng không tái tạo sau khi tiêm vào bệnh nhân.
Slide 16: Như trên slide
Slide 17 Trung
Vacxin kết hợp: Là loại vacxin kết hợp giữa yếu tố gây bệnh antigen với một loại protein mang.
Phương pháp thông thường: Polysaccharide từ màng vi khuẩn gây bệnh, cắt bỏ đoạn lipit A gắn màng, tinh sạch chuỗi polysaccharide cho kết hợp với protein mang tạo ra vac xin kết hợp. Để tăng năng xuất người ta chuyển polysaccharide kết hợp protein mang vào E.coli để sinh tổng hợp sau đó chiết xuất, tinh sạch polysaccharide kết hợp protein mang tạo vac xin.
Slide 18:
Một số ví dụ về vacxin kết hợp được xản xuất bằng phương pháp trên.
Slide 19:
Có 5 loại protein mang được dùng trong vac xin kết hợp ngày nay.
Slide 20: Quy trình sản xuất vac xin kết hợp
Phương pháp thông thường dùng đến 2 bước để tạo vac xin kết hợp.
Công nghệ mới hiện nay chỉ dùng một bước bằng cách chuyển polysaccharide và protein mang vào trong tế bào E. Coli và dùng chính enzim của E. Coli để kết nối polysaccharide với protein mang, lên men, tách chiết tinh sạch tạo vac xin.
Slide 21:
Cơ chế gây miễn dịch của vac xin kết hợp.
Khi vào cơ thể vac xin kết hợp được tế bào B bắt lấp và trình diện cho tế bào T help kích thích tế bào B tiết kháng thể tiêu diệt yếu tố gây bệnh đồng thời tạo ra tế bào nhớ.
Slide 22:
Ưu điểm: Tạo miễn dịnh tốt, lâu dài, kích thích được tế bào B và T.
Nhược điểm: Có kỹ thuật cao và thực hiện trong phòng thí nghiệm sinh học tiên tiến, kém miễn dịch đối với trẻ dưới 2 tuổi.
Slide 23:
Ví dụ: Vacxin viêm phổi Prevnar 13 được cấp phép 2010 bởi Pfizer được tạo ra từ polysaccharide của 13 chủng vi khuẩn gây bệnh kết hợp với protein mang CRM 197.
Slide 24:
Vac xin DNA là loại vac xin được tạo ra từ một plasmid (vetor) nối với đoạn gen mã hóa protein gây bệnh tạo thành DNA tái tổ hợp.
Slide 25:
Ví dụ Vac xin viêm gan B Recombivax HB1 là vác xin DNA đầu tiên được cấp phép.
Vac xin thú y ngừa bệnh do virut Tây sông Nile.
Nhiều loại vac xin DNA đang được nghiên cứu như HIV, ung thư.
Gen gây bệnh được copy từ hệ gen của vi rut nối với plasmid bằng kĩ thuật di truyền tạo thành vac xin tái tổ hợp.
Slide 26:
Ưu điểm:
Đáp ứng miễn dịch mạch và lâu dài.
Có thể tạo vac xin ung thư vì kích thích tế bào T độc gây ra apoptosis của tế bào.
An toàn.
Sản xuất plasmid lên men tương đối đơn giản.
Slide 27:
Nhược điểm:
- Đòi hỏi độ tinh khiết và tính đồng nhất cao.
- Giá thành cao.
Slide 28: Tạo DNA tái tổ hợp
Gen mục tiêu được nối với plasmid tạo DNA tái tổ hợp.
Slide 29:
DNA tái tổ hợp được chuyển vào vi khuẩn để nhân dòng.
Slide 30:
Nhân dòng vi khuẩn có DNA tái tổ hợp.
Slide 31:
Tinh sạch DNA tái tổ hợp tạo vac xin DNA.
Slide 32: cơ chế gạy miễn dịch
Con đường nội sinh.
DNA tái tổ hợp khi vào trong nhân tế bào cơ thể sẽ phiên mã, dịch mã tạo protein kháng nguyên, protein kháng nguyên bị phân cắt tạo thành các peptid kháng nguyên chuyển đến mạng lưới nội chất để trình diện ra ngoài bề mặt tế bào.
Slide 33:
Tế bào mang kháng nguyên peptid trình diện cho tế bào T. tế bào T help tiết cytokin kích thích tế bào T tăng tạo ra tế bào T nhớ và T độc tiêu diệt tế bào mang kháng nguyên.
Slide 34:
Con đường ngoại sinh
Protein kháng nguyên được tiế ra ngoài tế bào Tế bào bạch cầu bắt lấy và trình diên cho tế bào T
Slide 35:
Tế bào T tiết cytokine kích thích tế bào B tạo tế bào B nhớ và tiết ra kháng thể tiêu diệt protein kháng nguyên.
Slide 36:
Khi virut gây bệnh xâm nhập cơ thể thì tế bào T nhớ và kháng thể sẽ tiêu diệt protein kháng nguyên.
Slide 37:

Các hạt giống như virus (VLPs) là cấu trúc nhiều protein tự lắp ráp với nhau, trong đó nhiều cấu trúc giống nhau hoặc có liên quan rất cao đến các virut tự nhiên tương ứng của chúng. Chúng thiếu bộ gen nên không có khả năng sao chép và xâm nhiễm. VLPs có cấu trúc kháng nguyên lặp đi lặp lại có khả năng kích thích hiệu quả cả phản ứng miễn dịch tế bào và dịch thể. Vì vậy có thể ứng dụng trong sản suất vaccine. Ngoài ra,  VLP có thể cũng phục vụ như là các phân tử vận chuyển tuyệt vời để phân phối DNA, RNA, protein.

Slide 38:

Đây là hình minh họa cho ứng dụng làm vật mang của VLP.
Hình A: VLP có thể mang những protein quan tâm được đưa vào tế bào với những mục đích khác nhau: pro-dug enzym , caspase gây chết tế bào, hay enzym với mục đích tái tổ hợp...
Hình B: VLP có thể truyền tín hiệu vào tế bào thông qua các ligan mà chúng mang. Mang các ligan khác nhau cho những tín hiệu khác nhau. Ví dụ:TRALp VLP cảm ứng gây appotosis DR4/5

Slide 39:
Cơ chế miễn dịch của VLP trong cơ thể: Các thử nghiệm lâm sàng với vaccin VLP cúm cho thấy chúng có thể gây cả đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch dịch thể. Như các kháng nguyên ngoại lai, VLP cũng bị bắt bởi các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp, đặc biệt là DC, chúng xử lý kháng nguyên và trình diện lên MHC-II. Tế bào DC được hoạt hóa và trưởng thành qua sự điều hòa tăng của các phân tử đồng kích thích và cytokin , kích thích  tế bào T giúp đỡ CD4+. Ngoài ra, các VLP ngoại sinh có thể nhập vào tế bào chất của DCs, được xử lý và trình diện bởi MH- I đến các tế bào lymphô T gây độc (CTLs) sử dụng sự trình diện chéo. Hơn nữa hoạt hóa tế bào B sử dụng VLP thì đủ mạnh để cảm ứng kháng thể IgM độc lập với tế bào T. DCs mang VLP HIV có nguồn gốc từ nấm men có thể biến đổi Tế bào T CD8 nhớ  đặc hiệu với Gag  vào các tế bào effector thông qua trình diện chéo trong các cá nhân nhiễm HIV mạn tính.
Slide 40:
Một số vaccin VLP đã được FDA chấp thuận và được thương mại hóa
Slide 41:
Vaccin VLP  HBV ngoài 2 sản phẩm đã được FDA chấp thuận còn có một số sản phẩm của một số công ty khác. Chúng có thể khác nhau về protein táí tổ hợp và tế bào chủ để sản suất nó.
Slide 42:
Chọn kháng nguyên cho vaccin HBV. Cấu trúc HBV gồm vỏ capsid ở bên ngoài, bên trong là lõi nucleocapsid và bộ gen virus. Cấu trúc vỏ capsid  mang 3 loại kháng nguyên bề mặt là S-HBsAg, M-HBsAg, L-HBsAg, trong đó S-HBsAg kháng nguyên chiếm phần lớn nên người ta sử dụng nó để làm protein tái tổ hợp cho  vaccin VLP HBV. Bên cạnh đó người ta cũng có một số công ty kết hợp 2 kháng nguyên là S-HBsAg, M-HBsAg.
Slide 43:
Chọn hệ thống biểu hiện cho VLP HBV: Bảng so sánh 2 hệ thống biểu hiện được các công ty sử dụng. Qua bảng chúng ta có thể thấy biểu hiện trên tế bào động vật có vú cho phân tư VLP giống với cấu trúc tự nhiên hơn, một số nghiên cứu cho thấy cũng đáp ứng miễn dịch tốt hơn, vì thế đó có thể là hướng phát triển trong tương lai thay thế hệ thống biểu hiện nấm men.
Slide 44:
 Quy trình sản suất của vaccin Recombivax: Hình cho thấy một quá trình sản xuất HBsAg bắt đầu bằng quá trình lên men tái tổ hợp S. cerevisiae trong một môi trường lên men phức tạp. Protein HBsAg được giải phóng sau trong dung dịch sau khi phá vỡ tế bào, và sau đó được tinh chế bằng một loạt các phương pháp vật lý và hóa học, bao gồm cả cồn hấp phụ silica, sắc ký tương tác kị nước, và một số bước siêu lọc (không được hiển thị). Tinh khiết protein được xử lý trong dung dịch kaliium thiocynate  vớiformaldehyde và sau đó đồng kết tủa với kali nhôm sulfat (phèn).
Slide 45:
Quan sát dưới kính hiển vi phân tử  HBV trong máu (trái) và vaccin VLP ( phải). Chung ta thấy đươc hình dạng  và kích thưowc VLP khá tương đồng với virus HBV trong máu.
Slide 46:
Hai Vaccin VLP HPV được FDA chấp thuận khác nhau về protein tái tổ hợp, hệ thống biểu hiện, chất phụ trợ cũng như thành phần kháng nguyên. Lý do các công ty chọn HPV type 6,11,16,18 để làm vaccin.
Slide 47:
Lý do chọn kháng nguyên L1 HPV để sản suất  protein tái tổ hợp.
Slide 48 :
Quy trình trình sản suất vacxin gardasil: Hình cho thấy quá trình thanh lọc vaccin Gardasil1 chống lại HPV. Các tế bào men được thu hoạch từ máy lên men và đông lạnh. Sau làm tan, benzonase được thêm vào tế bào để làm suy yếu màng tế bào và bùn tế bào được truyền qua hai lần qua homogenizer, đạt được sự phá vỡ tế bào lớn hơn hơn 95%. Hỗn hợp được ủ ở 48C trong 12-20 h đến hoàn thành việc phân li. Dịch li giải sau đó được lọc bằng vi lọc trong máy lọc diafiltration  và tiếp theo là hai bước phân đoạn CEX; Bước đầu tiên thì bắt  VLPs và bước thứ hai  như là một bước đánh bóng. Sử dụng quá trình này, các VLP tinh khiết là 98% đồng nhất (độ tinh khiết) và năng suất lọc tổng thể là 10%
Slide 49:
 Sơ đồ thiết bị diafiltration: Diafiltration là một quá trình pha loãng liên quan đến việc loại bỏ hoặc tách các thành phần (các phân tử thấm nước như muối, các protein nhỏ, các dung môi vv ...) của một dung dịch dựa trên kích thước phân tử của chúng bằng cách sử dụng các bộ lọc phân tử micro để có được dung dịch đồng nhất.
Slide 50:
Trước khi lên men và tinh sạch người ta phải trải qua bước đó là tạo ngân hàng tế bào:
- Master Cell bank (MCB): Bốn tế bào được lấy từ Saccharomyces cerevisiae, được biến đổi bởi các vec tơ biểu hiện men nấm men dựa trên pGAL110, mỗi gen có chứa gen mã hoá cho các loại HPVL1 lần lượt là các loại 6, 11, 16 hoặc 18. Một bản sao cho mỗi loại được chọn để thiết lập bốn MCB. Một loạt các bài kiểm tra đặc tính đã được thực hiện trên MCB để xác minh độ tinh khiết của nuôi cấy, nhận diện loài, nhận dạng biến dạng của tế bào chủ, số lượng sống được, nhận dạng plasmid và tính toàn vẹn bằng cách lập bản đồ cắt giới hạn, lập trình ADN của gen mã hóa L1 và các nút nối và năng suất cụ thể.
- Working Cell bank (WCB): Các  tế bào seed chính được sử dụng để tiêm cho môi trường Shakeflask HPV.  Tế bào seed  sẽ được sản xuất bằng các bước tương tự và các thiết bị tương tự được sử dụng cho seed ban đầu. Sau khi đông lạnh, nguồn cung cấp seed được lưu giữ ở ≤ -60 ° C.
- End of Production Cells (EOP): Sự ổn định di truyền đã được phân tích cho một quá trình lên men toàn diện cho mỗi loại tế bào trước khi lên men  (độ sạch của môi trường nuôi cấy, nhận dạng loài, nhận dạng tế bảo chủ, bản đồ giới hạn endonuclease, giữ plasmid và giải trình tự DNA).
Slide 51:
 Phân loại vaccin ung thư: phân thành 6 loại
Slide 52:
Người ta phân kháng nguyên thành 2 loại, cả  2 loại kháng nguyên này đều được sử dụng làm vaccine.
Slide 53:
Vaccin Sipuleucel-T  là vaccin điều trị ung thư tuyến tiền liệt, vaccin đầu tiên trong điều trị ung thư được FDA chấp thuận. Là vaccin mang các tế bào APC đã được hoạt hóa. Khi cơ thể xuất hiện tế bào khối u, các tế bào APC, đặc biệt là DC sẽ bắt giữ các kháng nguyên khối u thông qua cytokine được gắn trên nó, sau đó kháng nguyên được xử lý và đem đến trình diện cho tế bào T. Trong quá trình xử lý kháng nguyên di chuyển đến hạch, DC sẽ trưởng thành và trình diện  và hoạt hóa tế bào T. Lúc này, các tế bào T effector sẽ tiết các cytokin hoặc kích thích tế bào B tiết kháng thể để tiêu diệt tế bào khối U. Vaccin là các APC đã trưởng thành và khả năng hoạt hóa tế bao T ngay khi xuất hiện kháng nguyên khối u.
Slide 54:
Quá trình sản suất Vaccin Sipuleucel-T  : Hình  cho thấy quá trình mà các APC là bạch cầu leukocytes thu được thông qua quá trình apheresis và kết hợp với PA2024, đó là PAP (prostatic acid phosphatase) liên kết với nhân tố kích thích thành granulocyte - đại thực bào (GM-CSF), một protein gây ra phản ứng miễn dịch mạnh. Các PA2024 hoạt hóa các bạch cầu, được truyền trở lại vào bệnh nhân mà chúng trình diện PAP tới tế bào T, và giết chết tế bào ung thư.
Slide 56:
Cấu trúc idiotype:  idiotype Là vùng biến đổi của kháng thể, nó như là vị trí bám của kháng nguyên trên kháng thể.  Anti-idiotype là protetin kháng idiotype ,bắt chước cấu trúc không gian của kháng nguyên, từ đó nó có thể sử dụng làm vaccin.
Slide 57:
Cơ chế hoạt động của vaccine Racotumomab, một loại vaccin Anti-idiotype :NeuGc GM3 là kháng nguyên trên ung thư sắc tố, phổi, vú...Đầu tiên kháng thể 1 sẽ bắt lấy kháng nguyên trên tế bào khối u, kháng thể 2 là Racotumomab sẽ bắt lấy kháng thể 1 và kháng thể 3. Do đó kháng thể 3 sẽ được cảm ứng và  tấn công tế bào khối u.
Slide 58:
Kháng ung thư của vaccin Racotumomab: Racotumomab là kháng thể đơn dòng bắt chước kháng nguyên khối U NeuGc GM3. Đầu tiên  kháng thể Racotumomab kết hợp với tá dược là aluminum hidroxide, sau đó được tiêm dưới da vào bệnh nhân, hỗn hợp sẽ kích thích miễn dịch thích ứng và miễn dịch dịch thể chống lại khối u, cảm ứng apoptosis tế bào khối u.