CASE LÂM SÀNG 5 - THUỐC TRỊ HO VÀ NHỮNG LƯU Ý - CẨM NANG THỰC HÀNH/ CẮT LIỀU NHÀ THUỐC


Bài hơi dài nhưng rất hay, Mong mọi người đọc hết nhé !!!
------------------------------------------------------------
Dưới đây là quan điểm của ad về trường hợp này. Mọi người tham khảo và cho ý kiến. Mọi thắc mắc và góp ý mong mọi người có thể Comment ở đây hoặc gửi qua tin nhắn nhé !
-------------------------------------------------------------
❌ ❌ 1.Khai thác bệnh nhân
Cần khai thác các vấn đề sau:
- Đàm đặc hay loãng? Ít hay nhiều?
- Đã ho trong bao lâu?
- Đờm khạc ra có màu gì?
- Đã dùng thuốc gì chưa? Có mẫu thuốc không?
- Có gặp thêm các triệu chứng khác không (sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, khó thở, thở gấp, khò khè)?
Có mắc bệnh gì khác không (hen, COPD, viêm phế quản mạn, viêm xoang mạn, trào ngược DD – TQ)?
------------------------------------------------------------
❌ ❌ 2.Phân tích các thuốc sử dụng
➡️ 2.1: Kháng sinh Levofloxacin
Không cần thiết
Hầu hết các nhiễm khuẩn hô hấp trên là do virus, không cần sử dụng kháng sinh trừ khi có kèm thở nhanh, khò khè, khó thở; sốt cao trên 38.5 độ; người bệnh trên 75 tuổi; người bệnh có bệnh mắc kèm.
Trường hợp cần sử dụng kháng sinh, ưu tiên sử dụng cephalosporin thế hệ 2 hoặc macrolide; không sử dụng fluoroquinolone (FQ) hoặc cephalosporin thế hệ 3(C3G), vì:
- Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp đáp ứng với Cepha 2 và macrolide.
- FQ có nhiều TDP (viêm gân, đứt gân, rối loạn đường huyết, …)
- FQ và C3G gây gia tăng kháng thuốc (tổn hại phụ cận).
- Chỉ sử dụng FQ và C3G trong viêm phổi cộng đồng nặng hoặc trên đối tượng nguy cơ cao. NK hô hấp trên chỉ dùng khi BN không còn lựa chọn nào khác.
Ưu tiên dùng:
+ Azithromycin: Người lớn (500mg ngày đầu, 250mg 4 ngày sau; hoặc 500mg x 3 ngày), Trẻ em (12mg/kg/ngày x 3 ngày ), uống xa bữa ăn, ít nhất 1h trước ăn hoặc 2h sau ăn.
+ Cefuroxime: Người lớn (250 – 500mg x 2 lần/ngày), Trẻ em: (10 – 15mg/kg x 2 lần/ngày) uống ngay sau ăn
+Amoxicillin +/- Clavulanate: Người lớn: (500/125mg x 2 – 3 lần/ngày), Trẻ Em (25mg/kg x 2 lần/ngày (tính theo amox)), không phụ thuộc bữa ăn, có thể uống trước/trong/sau ăn
➡️ 2.2: Chống viêm Corticoid Prednisolone
Có thể dùng
Chống viêm corticoid có hiệu quả trong các trường hợp bệnh nhân có kèm viêm, như viêm họng (có sưng đỏ, phù nề, đau khi nuốt); viêm phế quản mạn; viêm amidan mủ; viêm phổi mắc phải ở cộng đồng.
Có thể dùng để giảm đau rát, ngứa họng kích ứng ở BN mà không gây khô đàm.
➡️ 2.3: Thuốc long đàm Ambroxol
Hợp lý
BN ho có đờm nên dùng thuốc long đờm là hợp lí. Ambroxol có thể dùng liều 60mg x 2 lần/ngày.
Ngoài ra còn có các thuốc long đờm/tiêu đờm khác như acetylcysteine, bromhexin, erdosteine.
➡️ 2.4: Thuốc kháng Histamin H1 Fexofenadine
Không hợp lí
Các kháng histamine thế hệ 2 không có hiệu quả trong điều trị ho không do dị ứng. Fexofenadine không có tác dụng kháng muscarinic nên không gây khô đàm tuy nhiên không có vai trò điều trị trong TH này
➡️ 2.5: Thuốc kháng Histamin H1 Alimemazine
Có thể dùng
Alimemazine thường được dùng để giảm ho về đêm, ho nhiều gây khó ngủ.
Cần lưu ý ho nhiều về đêm thường gây ra bởi 2 nguyên nhân: trào ngược DD – TQ hoặc chảy dịch mũi sau. Nếu do chảy dịch mũi sau, dùng theralene rất có hiệu quả. Còn nếu đờm do đường hô hấp dưới, không nên dùng theralene.
➡️ 2.6: Bổ gan
Không hợp lí.
Không có vai trò trong TH này, làm gia tăng chi phí cho BN.
-----------------------------------------------------
❌ ❌ 3.Góp ý điều chỉnh
- Chỉ dùng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn (sốt, viêm – như trên). Nếu chỉ ho cấp không dùng kháng sinh.
- Bỏ Fexofenadine, bổ gan.
- Có thể thêm siro ho thảo dược để làm dịu ho và loãng đờm.
- Khuyên BN uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối.
-----------------------------------------------------
❌ ❌ 4.Lựa chọn tư vấn theo điều trị của Admin, đảm bảo hiệu quả điều trị và chi phí cho bệnh nhân
4.1 Azithromycin 500mg 1 lần/ngày x 3 ngày, uống khi đói hoặc trước khi đi ngủ
4.2 Ambroxol 30 -60 mg x 2 lần/ ngày
4.3 Prednisolone 5 mg x 2 dùng buổi sáng
4.4 Thuốc ho tinh dầu hoặc Siro ho thảo dược: 1 viên x 3 lần/ ngày
4.5 Alimemazine: Tùy trường hợp
4.6 Sản phẩm tư vấn thêm cho bệnh nhân: Nước muối súc miệng, nước súc miệng, Các loại kẹo ngậm ho cho bệnh nhân...