Thuốc cảm lạnh và những lưu ý - Cẩm nang thực hành/ cắt liều nhà thuốc



❌ ❌Cảm lạnh là tình trạng nhiễm Virus nhẹ ở vùng mũi, họng, xoang và đường dẫn khí trên. Nguyên nhân gây cảm lạnh là do Virus, như Rhinovirus và Coronavirus. Cảm lạnh thường lây truyền qua ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp. Cảm lạnh thường không nguy hiểm nhưng gây khó chịu. Nếu không được điều trị, để bệnh lâu ngày có thể gây nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng và viêm phế quản mạn tính, viêm phổi.

❌ ❌ Cảm lạnh thường được biểu hiện bởi các triệu chứng điển hình như “Chảy mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, chảy nước mắt…), thường tự khỏi sau 3-10 ngày, vì vậy thường được dùng những thuốc giảm triệu chứng hơn là điều trị nhiễm khuẩn !

❌ ❌ Khi cảm lạnh không nên dùng thuốc kháng sinh vì kháng sinh không có công hiệu với cảm lạnh ( trừ khi bội nhiễm với vi khuẩn, viêm phổi..). Dùng kháng sinh khi có nguy cơ gặp các phản ứng có hại như nổi mẫn, các triệu chứng trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn, buồn nôn, sưng mặt, động kinh, lơ mơ, đã từng hoặc bị COPD, suy yếu miễn dịch, bệnh lý tim hoặc phổi…
----------------------------------------------------------------------
Các chế phẩm trị cảm lạnh, dùng để điều trị các triệu chứng khác nhau của cảm lạnh thông thường thường chứa các thành phần sau
➡️ ➡️ Thuốc chống sung huyết: làm giảm nghẹt mũi như phenylephrine, pseudoephedrine, xylomethazolin, oxymetazolin. Thuốc chống sung huyết làm co thắt các mạch máu bị giãn ở niêm mạc mũi. Những loại thuốc này có thể uống hoặc dùng tại chỗ (Xịt mũi, nhỏ mũi). Thuốc chống xung huyết mũi dạng xịt (Otrilin, Otrivin, ColdiB…) nên chỉ sử dụng trong vòng 3-5 ngày rồi dừng để tránh tác động dội ngược (Nghĩa là triệu chứng nghẹt mũi, tịt mũi sẽ xuất hiện lại làm làm bệnh nhân bị viêm mũi do thuốc)
➡️ ➡️ Thuốc kháng Histamin H1: Clopheniramin, Cetirizine, Loratadin… thuôc làm giảm một số triệu chứng của cảm lạnh như sổ mũi, hắt hơi. Dùng đơn trị liệu kháng H1 không cải thiện triệu chứng cảm lạnh ở người lớn. Tác dụng phụ của thuốc gây lơ mơ, khô mắt mũi miệng nên bị sử dụng hạn chế ở một số trường hợp. Thuốc kháng Hismatin không có tác dụng an thần thì không có hiệu quả
➡️ ➡️ Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol và các NSAIDs giúp làm giảm đau đầu, hạ sốt. Chúng không cải thiện ho hoặc chảy mũi và không giảm thời gian kéo dài triệu chứng cảm lạnh. Aspirin (Tránh dùng cho trẻ em), Naproxen, Ibuprofen (tránh dùng do sự nhân lên của Rhinovirus)
➡️ ➡️ Thuốc trị ho: Ho thường gây ra bởi nghẹt mũi và sau khi nhỏ mũi
Nếu ho nhẹ thì nên để ho như vậy và nhớ nên để ho như vậy và luôn che miệng lúc ho vì ho giúp tống chất nhầy khỏi họng và phổi. Nếu ho gây khó chịu cho người bệnh, gây khó ngủ hoặc khó giao tiếp mới dùng thuốc
+Thuốc ức chế ho: Có tác dụng ức chế trung tâm gây ho ở TKTW như codein, dextromethorphan, methol.. Dùng Dextromethorphan hiệu quả hơn Codein
+ Thuốc long đờm, tiêu đờm: Guaifenesin, Bromhexin, Ambroxol, Acetylcistein… sẽ làm giảm tiết nhầy, làm loãng đờm và có lợi trong giảm ho
+Không phối hợp thuốc ức chế ho và thuốc tiêu đờm
➡️ ➡️ Vitamin C: Liều cao Vitamin C (Trên 1g/ ngày) giúp dự phòng giảm thời gian bị cảm lạnh khoảng 8%
➡️ ➡️ Dung dịch nước muối sinh lý dạng nhỏ mũi hoặc xịt mũi có thể giúp làm giảm viêm, khô hoặc đóng vảy niêm mạc mũi do cảm. Các thuốc này tốt cho trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, PNCT hoặc người cần dùng thuốc này thường xuyên
➡️ ➡️ Tham khảo thêm một số bài thuốc từ dược liệu:
+ Tỏi hòa nước: Băm 2 nhánh tỏi và cho vào 1 cốc nước, khuấy đều và uống
+ Hành tỏi nấu cháo: Lấy 10 củ hành, 2 củ tỏi. Nấu cháo chín rồi cho hành tỏi vào đun sôi kỹ
+ Uống nước gừng tươi và chanh ngày 2 lần
-----------------------------------------------------------
Những lời khuyên cho bệnh nhân:
- Nếu đau họng, súc miệng với nước ấm
- Nghỉ ngơi chỗ ấm, thoáng khí
- Bổ sung vitamin C bằng nước chanh hằng ngày
#cachdungthuoc
Nguồn: Mims pharmacy, Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc, Các triệu chứng ở nhà thuốc