1.Ethyl
icosapent là omega-3 theo toa duy nhất được phê duyệt để giảm nguy cơ CV
Với chỉ định mở rộng, ethyl
icosapent hiện có thể được sử dụng thêm vào liệu pháp điều trị statin để giảm
các biến cố CV ở bệnh nhân có nồng độ TG tăng (≥
150mg/dL) và bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch (ASCVD) hoặc đái tháo đường hoặc
ít nhất hai yếu tố nguy cơ CV khác. Khuyến cáo này dựa trên kết quả của
REDUCE-IT, chứng minh giảm 25% nguy cơ mắc các biến cố CV lớn ở bệnh nhân dùng
ethyl icosapent và giảm 35% nguy cơ ở những người có tiền sử ASCVD.
Nồng độ acid eicosapentaenoic
(EPA) – acid béo không bão hòa omega-3 (PUFA) có liên quan đến tỷ lệ rung tâm
nhĩ và chảy máu cao hơn trong REDUCE-IT, và trong khi nó được ghi chú trong
thông tin kê đơn theo cảnh báo và biện pháp phòng ngừa, FDA đã không nghĩ rằng
những ảnh hưởng này chứng thực một chống chỉ định.
Các nghiên cứu trước đây về liều
thấp hơn (1g) của thuốc kết hợp EPA/ docosahexaenoic acid (DHA) không cho thấy
giảm kết quả ở những bệnh nhân có nguy cơ không mắc CVD trước đó, ngay cả ở những
người mắc bệnh đái tháo đường. Các thử nghiệm STRENGTH của liều cao (4g)
omega-3 acid carboxylic/EPA ở những bệnh nhân có nguy cơ CV cao với mức TG cao
gần đây đã kết thúc sớm trong sự vô ích.
2. Mặc
dù các loại dầu cá có hiệu quả trong việc giảm TG, có sự khác biệt giữa các sản
phẩm trong công thức và hiệu quả
Các loại dầu cá có sẵn không phải là sản phẩm
dầu cá thực sự, mà là các công thức khác nhau của acid béo omega-3 có nguồn gốc
từ dầu cá. Bốn loại thuốc omega-3 PUFA ( hình) đã được FDA phê duyệt để giảm nồng
độ TG huyết thanh và Vascazen là một thực phẩm chức năng do FDA quản lý đối với
bệnh nhân mắc CVD thiếu omega-3.
Mặc dù tất cả các omega-3 PUFA
theo toa đều có tác dụng hạ TG tương tự, sự khác nhau tồn tại liên quan đến tác
dụng của chúng với mức độ LDL-C và HLD-C. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng omega-3
PUFA có chứa DHA làm tăng LDL-C và có thể tăng HLD-C vừa phải, trong khi các
nghiên cứu cho thấy PUFA chỉ có omega-3 làm giảm đáng kể nồng độ TG huyết thanh
mà không làm tăng LDL-C ở bệnh nhân sử dụng và không sử dụng liệu pháp statin
và giảm nhẹ HDL-C.
3. Dầu
cá theo toa không được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có nồng độ TG tăng
Ngoại trừ công thức EPA/DHA và sử
dụng ethyl icosapent liều cao để giảm biến cố CV, các loại dầu cá theo toa hiện
có được FDA phê duyệt như một biện pháp them vào với chế độ ăn uống cho bệnh
nhân trưởng thành có mức TG rất cao (≥500mg/dL).
AHA khuyến cáo về acid béo omega-3 cho việc quản lý tăng TG rằng : “ đối với tất
cả các mức độ TG cao, điều trị hoặc loại bỏ các nguyên nhân thứ cấp và chế độ
ăn uống và lối sống thay đổi tích cực được đề nghị trước khi liệu pháp dược lý
trực tiếp”.
Theo chỉ định được FDA phê duyệt,
các sản phẩm omega-3 PUFA cho bệnh nhân trưởng thành. Mặc dù omega-3 PUFA cường
độ mạnh theo toa dường như được dung nạp tốt ở bệnh nhân nhi, nhưng các nghiên
cứu cho đến nay vẫn chưa cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm TG trong số bệnh
nhân này.
Omega-3 PUFA theo toa nên thận trọng
khi sử dụng ở những bệnh nhân có mẫn cảm với cá hoặc động vật có vỏ.
Thận trọng khi kê đơn cho bệnh
nhân suy gan, và nên theo dõi nồng độ alanine aminotransferase và aspartate
aminotransferase vì một số công thức của EPA/DHA có thể làm tăng nồng độ của
các enzyme này.
4. Bổ
sung chế độ ăn uống không phải là là cách thay thế cho omega-3 PUFA theo toa để
giảm nồng độ TG
Mặc dù có thể đóng vai trò bổ sung
cho chế độ ăn kiêng, nhưng các chất bổ sung acid béo omega-3 gốc dầu biển như dầu
cá, dầu calanus hoặc dầu nhuyễn thể, không được khuyến cáo cũng như không được
chỉ định thay thế cho omega-3 PUFA theo toa để hạ mức độ TG huyết thanh hoặc là
điều trị cho một bệnh bất kỳ.
Đơn thuốc omega-3 PUFA được FDA
phê duyệt có chứa liều lượng dược phẩm với mức độ tinh khiết cao, điều chỉnh mức
độ DHA/EPA kết hợp, hoặc chỉ riêng EPA. Các chất bổ sung dầu biển có chứa một
lượng acid béo omega khác ( ngay cả những sản phẩm gấp đôi hoặc hoặc ba), và vì
các sản phẩm này không được FDA xem xét, phê duyệt hoặc giám sát, nên không có
sự đảm bảo nào về chất lượng , hiệu lực, và an toàn của chúng.
Hơn nữa, bổ sung dầu biển có chứa
một loạt các thành phần không trị liệu khác – trong một số trường hợp,
cholesterol, acid béo bị oxy hóa, hoặc các chất gây ô nhiễm. Bệnh nhân sử dụng
các sản phẩm này cũng có nguy cơ tiếp xúc với các sản phẩm oxy hóa cao hơn, và
một số chất bổ sung này đã được tìm thấy có chứa chất béo bão hòa cao, gây cản
trở tác dụng có lợi của các sản phẩm này.
5.Omega-3
PUFA có thể chứng minh chi phí – hiệu quả bằng cách giảm gánh nặng lâm sàng và
kinh tế
Gánh nặng lâm sàng của tăng TG máu
nặng có liên quan đến chi phí chăm sóc sức khỏe đáng kể. Các nghiên cứu trước đây
cho thấy rằng chi phí của omega-3 PUFA có thể được bù đắp bằng tác dụng có lợi,
như giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong CV cũng như giảm nguy cơ viêm tụy, bệnh thận
và các sự kiện liên quan đến bệnh đái tháo đường ở bệnh nhân mắc TG rất cao.
Người dịch: Trần Thanh Thanh